Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Bodo Glimt vs Twente, 00h45 ngày 21/2 -
Chiến lược quản trị dữ liệu số không thể thiếu khối tư nhânHội nghị giao ban quản lý Nhà nước Quý II/2023 của Bộ TT&TT với Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Lê Anh Dũng Theo bà Võ Thị Trung Trinh, việc có một chiến lược quản trị dữ liệu tốt sẽ giúp hiện đại hóa mô hình quản trị, nâng cao năng suất, tạo môi trường thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy, giá trị gia tăng khởi tạo từ dữ liệu sẽ giúp tạo ra những mô hình kinh doanh mới, phát triển kinh tế xã hội. Việc ứng dụng thông tin trong chính quyền số cũng giúp hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực hợp lý.
Nhận xét về chiến lược quản trị mà TP.HCM đang triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, kinh tế số chính là con đường phát triển bền vững nhờ sự có mặt của loại tài nguyên mới là dữ liệu.
Góp ý với Sở TT&TT TP.HCM, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, khi xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu, không thể không nhắc tới khối ngoài công lập, hay khối tư nhân. Thực tế, lượng dữ liệu trong khối công chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi hơn 90% dữ liệu nằm ở khối ngoài công lập. Đây chính là một nguồn lực quan trọng để tạo ra sự phát triển.
Muốn dùng dữ liệu để tạo ra sự phát triển của thành phố, muốn thành phố thông minh hơn, phải nhắc tới khối tư nhân. Chi tiết này chỉ hiện ra khi các địa phương nhìn nhận vấn đề dưới một góc nhìn toàn diện, về cả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, quản trị, phát triển nhanh, bền vững và nhìn nhận nó như một yếu tố quan trọng để làm cho nền kinh tế tăng sức chống chịu.
Bộ trưởng cũng lưu ý, trong quá trình xây dựng chiến lược về dữ liệu, các địa phương cũng cần chú ý đo lường việc thực thi, hoạt động này phải được thực hiện tự động thay vì văn bản, giấy tờ. Trên chặng đường hướng đến mục tiêu lâu dài, cần đặt ra cho mình những chỉ tiêu ngắn hạn để theo dõi việc vận hành theo từng tháng, quý.
Doanh nghiệp tư là động lực đẩy nhanh chiến lược dữ liệu
Chia sẻ về vai trò không thể thiếu của khối tư nhân trong chiến lược quản trị dữ liệu, ông Nguyễn Vũ Anh, CEO Cốc Cốc cho rằng, sự tham gia của khối ngoài công lập sẽ thúc đẩy nhanh quá trình triển khai, tạo ra các công cụ như phần mềm, ứng dụng để hiện thực hóa mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
"Từ đặc thù hoạt động thực tiễn, các doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng góp nhiều giá trị từ ý tưởng, đội ngũ chuyên gia phát triển sản phẩm, cho đến năng lực nắm bắt, cập nhật cũng như làm chủ các công nghệ mới nhất về quản lý dữ liệu... Khối doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng góp vai trò chủ lực, nhưng để tạo ra hiệu quả sâu rộng, nên cộng hưởng sức mạnh của khối tư nhân", ông Nguyễn Vũ Anh đưa ra nhận định.
Phần lớn dữ liệu của người dùng Việt Nam đang nằm trong tay các tổ chức, doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp tư vì thế sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược quản trị dữ liệu của Chính phủ và các địa phương. Từ quan sát thực tiễn việc quản lý dữ liệu tại một số nước châu Âu, CEO Cốc Cốc cho hay, các cơ quan, tổ chức thuộc khối công thường nắm giữ vai trò chủ trì xây dựng chiến lược. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các đơn vị này có thể thuê tư vấn từ các đơn vị tư nhân.
Đóng góp thêm một góc nhìn khác, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Misa cho biết, trong chiến lược quản trị dữ liệu, việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Phần quan trọng nhất của một cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) chính là dữ liệu. Những dữ liệu này có phần được quản lý bởi cơ quan Nhà nước, nhưng cũng có phần nằm trong tay các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, để xây dựng được dữ liệu đầy đủ, cần có sự chung tay đóng góp của cả 3 bên gồm: Nhà nước xây dựng, quản lý CSDLQG, đơn vị trung gian kết nối và đơn vị đóng góp dữ liệu.
"Ví dụ CSDLQG hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế xây dựng, quản lý, trung gian kết nối là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đóng góp dữ liệu hoá đơn lên CSDLQG. Trong trường hợp này, khối tư nhân đóng cả hai vai trò quan trọng là trung gian kết nối và đóng góp dữ liệu", Phó Chủ tịch Misa dẫn chứng.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, dữ liệu được mở cho khối tư nhân khai thác sẽ đem đến nhiều dịch vụ hữu ích phục vụ người dân.
Ví dụ nếu Tổng cục Thuế cho phép các doanh nghiệp tra cứu trên CSDL hóa đơn điện tử sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sử dụng hóa đơn giả. Nếu Bộ Công An cho phép ngân hàng hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng truy xuất CSDLQG về dân cư sẽ giúp hạn chế tình trạng giả mạo danh tính.
Cơ hội khai thác dữ liệu theo mô hình hợp tác công tư
Vietnam – Briefing đưa ra dự đoán, quy mô thị trường dữ liệu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 1,82 tỷ USD vào cuối năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 5,32% trong giai đoạn 2023-2027.
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, xếp hạng dữ liệu mở của Việt Nam năm 2022 đứng thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2020. Dữ liệu và việc chia sẻ dữ liệu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn các trung tâm lưu trữ dữ liệu quy mô lớn. Trao đổi với VietNamNetvề cách khối khu vực công và tư có thể hợp tác với nhau về vấn đề khai thác và quản trị dữ liệu, CEO Cốc Cốc - Nguyễn Vũ Anh cho rằng, một trong những việc quan trọng cần làm là xây dựng khung pháp lý để đảm bảo cân bằng lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, từ đó huy động tối đa sức mạnh từ cả khu vực công và tư, cùng tiến tới đạt mục tiêu chung.
Khai thác và quản trị dữ liệu là lĩnh vực tồn tại nhiều yếu tố nhạy cảm, việc đánh giá hiệu quả sẽ tùy thuộc vào mục đích khai thác. Bên cạnh chủ trương đúng đắn, khung pháp lý hài hòa, cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhận thức đúng đắn để tạo sự đồng thuận từ người dân trong quá trình triển khai.
"Thành tựu và thách thức từ bài toán khai thác, quản trị dữ liệu mà các quốc gia phát triển ở châu Âu hay Hoa Kỳ, Trung Quốc đã làm được... chính là bài học tốt để Việt Nam tham khảo, rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra phương thức phù hợp", CEO Cốc Cốc nói.
Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Misa đề xuất, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp công nghệ được tham gia làm trung gian kết nối với CSDLQG.
Những doanh nghiệp tư nhân như Misa được kỳ vọng sẽ tham gia nhiều hơn trong việc trung gian kết nối và đóng góp, làm giàu thêm cơ sở dữ liệu. MISA cho rằng, có nhiều cách để khối công và tư phối hợp với nhau nhằm khai thác và quản lý dữ liệu. Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp khai thác các CSDLQG. Tất nhiên, chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới được kết nối, khai thác.
Đại diện Misa cũng lưu ý về việc cần tránh tình trạng độc quyền kết nối, khai thác dữ liệu. Ở góc nhìn của một doanh nghiệp tư nhân, Misa đề xuất các doanh nghiệp công chỉ nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tránh sự cạnh tranh giữa hai khối.
Trước đó, tại tọa đàm “Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và khai thác dữ liệu số” ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc FPT Information System đã gợi ý các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần hỗ trợ đắc lực hơn cho khối Nhà nước, lẫn tư nhân trong tiến trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu.
Ông Minh đề xuất xây dựng kiến trúc dịch vụ công, trong đó phân tách được các dịch vụ do Chính phủ và doanh nghiệp cung cấp. Tổng Giám đốc FPT Information System mong muốn Chính phủ sẽ cho thành lập cơ quan chuyên trách quốc gia về hợp tác công tư cho ngành CNTT.
Các chuyên gia FPT cũng đặt vấn đề xây dựng một cơ chế thí điểm, cho phép doanh nghiệp được cung cấp một số dịch vụ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam chọn cách đi 'thông minh hoá' bằng dữ liệu mở và trí tuệ nhân tạoĐó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khi bàn về vai trò của dữ liệu mở và trí tuệ nhân tạo trong xu thế phát triển hiện nay của Việt Nam và thế giới.">
-
“Đánh gậy” bản quyền Quốc ca Việt Nam 'Điểm danh' vấn đề giải trí được phản hồi nhiều nhất năm 2021Nhạc Quốc ca trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại AFF Cup 2020 bị tắt tiếng (trên nền tảng YouTube) khiến dư luận “dậy sóng”. Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao bày tỏ nỗi bức xúc: “Vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc cađã xảy ra và đây không phải lần đầu. Họ đã xâm phạm bản quyền của quốc gia… Tiến quân cahoàn toàn là tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ vấn đề này”.
Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao. Nhiều độc giả của VietNamNet cho rằng câu chuyện như “trò hề” khi “cha đẻ” không lấy tiền, kẻ ăn theo thì kiếm lợi. Bạn Phạm Long chia sẻ: “Đến Quốc cacòn phải có “bản quyền” mới được sử dụng? Đúng trò hề...”. Độc giả Phạm Chương đề nghị các ban ngành vào cuộc: “Chẳng lẽ một quốc gia có chủ quyền lại phải xin phát bài Quốc cacủa chính quốc gia mình hay sao? Đề nghị Bộ VH-TT&DL làm rõ”.
Ngay sau đó, Bộ VH-TT&DL lên tiếng khẳng định: Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. Bộ VH-TT&DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc caViệt Nam.
Sao kê các hoạt động từ thiện của sao Việt
Giữa tháng 9/2021, mạng xã hội liên tục xôn xao về hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam như vợ chồng Thuỷ Tiên - Công Vinh, Hoài Linh... Người thì bị tố giải ngân chậm, người lại dính lời đồn thiếu minh bạch… Nhiều độc giả của VietNamNet bày tỏ sự ủng hộ giới nghệ sĩ và các hoạt động từ thiện nhưng cũng không ít ý kiến nghi ngờ. Từ đó, những từ khoá "minh bạch, sao kê" được nhắc đến thường xuyên, thể hiện một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng.
Thuỷ Tiên trước làn sóng của người hâm mộ đòi 'sao kê'. Độc giả có biệt danh "Sao Kê" chia sẻ: “Thật tâm từ thiện sao phải sợ và né, những người ăn chặn mới sợ, cây ngay sao sợ chết”. Bạn QuocViet lại đại diện một luồng ý kiến khác: “Xã hội phải luôn luôn có phản biện, chứ không phải ai cũng chỉ tuân theo một ý như robot. Và chuyện đòi công khai sao kê là hoàn toàn bình thường và đó là trách nhiệm của người làm từ thiện”.
Chiều 28/12, sau nhiều tháng vào cuộc tra soát hoạt động từ thiện của Thủy Tiên, đại diện Cục Cảnh sát hình sự cho biết đã có kết quả bước đầu xác minh việc thu, chi tiền từ thiện của ca sĩ này: “Lượng tiền vào tài khoản và số tiền đi ủng hộ, xác định số tiền vào còn ít hơn số tiền các cá nhân đã đi ủng hộ các tỉnh”.
Làm sạch showbiz Việt, Quy tắc ứng xử ra đời
Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chưa bao giờ showbiz Việt nhiễu loạn như hiện nay. Năm 2021 trôi qua, không ít sao Việt vướng tai tiếng: nhiều nghệ sĩ đưa tin sai về Covid-19, Hoài Linh giải ngân tiền từ thiện chậm, Jack có con với bạn diễn... Quan điểm của độc giả VietNamNet là nghệ sĩ không có vùng cấm và khán giả chính là bồi thẩm đoàn. Nhiều ý kiến thậm chí còn đề nghị biện pháp xử phạt mạnh tay, ví như tẩy chay, “phong sát” các nghệ sĩ thiếu chuẩn mực...
Trang Trần từng bị phạt 7.5 triệu đồng vì nói tục, chửi bậy trên mạng xã hội. Bạn Nhật Minh chia sẻ với VietNamNet rằng nghệ sĩ chân chính không lạm dụng chiêu trò: “Nghệ sĩ tài năng thì không bao giờ dùng chiêu bẩn để PR cho bản thân, chúng ta thấy mấy người mẫu nghệ sĩ không có tài năng thì lại hay phát ngôn và hành động rất vô văn hóa cốt để mọi người biết đến mình càng nhiều càng tốt”. Còn độc giả Le Phung The quan niệm: “Rất nên làm và làm ngay như Trung Quốc và Hàn Quốc, dẹp triệt để những người tự nhận nghệ sĩ, vô văn hóa, không có liêm sỉ. Đồng thời phải có quy định, chế tài xử lý các hãng giải trí, các gameshow nhố nhăng”.
Ý kiến của độc giả đã được trả lời khi giữa tháng 12/2021, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Bộ quy tắc ứng xử gồm 3 chương, 11 điều, trong đó chương I quy định: Mục đích, phạm vi, đối tượng, giải thích từ ngữ; chương II Quy tắc ứng xử; chương III là Tổ chức thực hiện.
Quyết định này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người yêu mến làng giải trí Việt và cả độc giả VietNamNet. Bạn Đông Vũ chia sẻ: “Phải thật quyết liệt và mạnh mẽ trong vấn đề quản lý nghệ sĩ, giới được coi là giàu có và nổi tiếng, mang tầm ảnh hưởng lớn tới xu hướng nhận thức của giới trẻ. Không để họ có những phát ngôn, việc làm thiếu đạo đức, thiếu chuẩn mực xã hội được”.
Lùm xùm của Hồ Văn Cường và mẹ nuôi Phi Nhung
2021 là một năm buồn với người hâm mộ Phi Nhung. Giọng ca Bậu ơi đừng khóc qua đời vì Covid-19 nhưng trước đó, ồn ào với cậu con trai nuôi Hồ Văn Cường về tiền thưởng từ một cuộc thi và cát-xê… khiến nhiều người tiếc nuối. Độc giả VietNamNet có người ủng hộ Phi Nhung nhưng cũng không ít bạn đồng tình với Hồ Văn Cường.
Hồ Văn Cường là cái tên được nhắc nhiều trong năm 2021 vì lùm xùm liên quan tới mẹ nuôi - ca sĩ Phi Nhung. Không lâu sau khi nữ ca sĩ qua đời, đại diện Phi Nhung thông báo đã bàn giao đủ số tiền cho Hồ Văn Cường. Chuyện hợp tác giữa Cường và công ty của mẹ nuôi cũng dừng lại ở đây. Giọng ca trẻ cho biết: “Mọi chuyện đã được giải quyết, con mong mọi người sẽ thôi nhắc về vấn đề này để những chuyện buồn sẽ qua đi. Bản thân con cũng không muốn nhớ về những chuyện không vui đó nữa".
Ấy thế mà người đã khuất vẫn không được yên bởi sự xuất hiện của nhiều nhân vật không liên quan, gồm cả đồng nghiệp Phi Nhung… Những người yêu mến Vbiz chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Bạn Nguyễn Hùng chia sẻ trong một bình luận ở VietNamNet: “Phàm đạo làm người thì phải biết ông bà đã dạy cho chúng ta nghĩa tử là nghĩa tận. Hồ Văn Cường 18 tuổi, đã là thanh niên trưởng thành thì sẽ biết làm gì, biết đúng, biết sai, biết đạo lý làm người và đặc biệt Cường hạnh phúc hơn các cháu khác là vẫn còn cha, mẹ ruột để chăm lo dạy bảo và định hướng tương lai... Vậy nên để em ấy yên!''.
Phim 'Hương vị tình thân' gây tranh cãi nhất năm
Bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên truyền hình hot như: Mạnh Trường, Phương Oanh… nhận được nhiều phản ứng “đến là ngộ” từ khán giả và cả bạn đọc VietNamNet. Ban đầu, hầu hết khán giả đều yêu thích, sau đó là bực bội rồi chê bai, thậm chí doạ tắt TV… Mọi chủ đề liên quan đến Hương vị tình thân, từ nội dung, tình tiết, vai chính - phụ, đến chuyện ăn mặc, chuyện diễn viên khóc trên phim xấu hay đẹp..., đều trở thành chủ đề bàn luận.
Riêng độc giả VietNamNet thì có vô số phản hồi khác nhau. Sau những lời có cánh dành cho phần 1, tới phần 2, hầu hết đều bực bội” vì kết cấu phim chưa chặt chẽ, nhiều tình tiết lê thê, các nhân vật được xây dựng không hợp lý, tạo hình lỗi mốt, thời lượng phát sóng ngắn nhưng quảng cáo thì quá nhiều… Bạn Dan Do khẳng định: “Hương vị tình thândài nhất và cũng là phim dở nhất. Vay mượn sao chép kịch bản phim nước ngoài đưa quá nhiều chi tiết xa lạ không đúng với bản sắc người Việt”.
Hương vị tình thân hiện là bộ phim Việt nắm giữ nhiều kỷ lục nhất trên sóng giờ vàng VTV khi là phim có số tập dài nhất (136), phát sóng liên tục trong thời gian dài nhất (hơn 6 tháng, từ giữa tháng 4/2021 đến cuối tháng 10/2021).
Con gái út diva Mỹ Linh “gây bão” vì ăn mặc nổi loạn
Mỹ Anh - con gái của Mỹ Linh và nhạc sĩ Trương Anh Quân là một cô bé tài năng và cá tính. Nhưng cá tính của cô bé lại khiến dư luận dậy sóng vì sự cố “tụt quần khoe vòng 3”. Nhiều độc giả của VietNamNet nêu quan điểm “thật tiếc cho con gái Mỹ Linh”.
Bộ trang phục khiến Mỹ Anh nhận "cơn mưa gạch đá". Tuy nhiên, không ít người lại ủng hộ Mỹ Anh. Theo họ, Mỹ Anh cứ nổi loạn đi, miễn đừng phạm pháp. Bạn Hà Thu chia sẻ: “Đừng quy chụp góc nhìn của mình lên người khác, mỗi người một cuộc đời. Chúng ta có quyền cảm thán về hình ảnh của người khác không phù hợp với mắt nhìn của mình, nhưng không nên bắt họ phải thay đổi vì mình”.
Cuối cùng dù có thế nào, Mỹ Anh cũng cần sự cảm thông, giơ cao đánh khẽ từ cộng đồng. Bởi như lời của Thạc sĩ Lê Minh Huân (giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM), các phản hồi hoặc động thái tích cực khi ứng xử với cộng đồng mạng nên được ghi nhận và xem đó như là bài học có giá trị mà Mỹ Anh đã học được.
Lê Cúc(tổng hợp)
Những mối tình chị em lệch chục tuổi công khai năm 2021
2021 là năm 'được mùa' của showbiz Việt khi loạt sao nữ công khai hẹn hò với người kém mình hàng chục tuổi.
"> -
- Thời trang nam không chỉ dừng lại ở những thiết kế màu sắc, sang trọng mà còn phải phù hợp theo mùa. Nam giới hoàn toàn có thể lựa chọn những món đồ thời trang cho mùa mưa với đặc tính chống nước, chống thấm.
Bão thời trang nam Hàn Quốc năm 2017"> Những món đồ 'khắc tinh' của mùa mưa mà nam giới nên sở hữu